Thi Công Hệ Thống Chữa Cháy Bọt Foam

  1. Thi công hệ thống chữa cháy bọt Foam gồm:
  • Thi công lắp đặt hệ thống báo cháy (tủ trung tâm báo cháy, đầu báo khói, đầu báo nhiệt, chuông, nút nhấn, còi đèn)
  • Thi công lắp đặt hệ thống chữa cháy
  • Thi công lắp đặt tank Foam (tank Foam đứng, tank Foam ngang)
  • Thi công lắp đặt đầu phun
  • Thi công lắp đặt đường ống
  • Thi công lắp đặt bộ trộn Foam

 

2. Các thiết bị chính trong hệ thống bọt Foam?

Thiết bị chính trong hệ thống bọt Foam ngoài hệ thống báo cháy (tủ báo cháy, đầu báo khói, đầu báo nhiệt, chuông, nút nhấn, còi/đèn), hệ thống chữa cháy bọt Foam có những thiết bị chính sau:

  • Bồn chứa Foam (tank Foam)
  • Bộ trộn Foam
  • Đầu phun
  • Lăng phun
  • Đường ống

Thiết bị hệ thống chữa cháy bọt Foam

3. Tại sao cần phải lắp đặt hệ thống chữa cháy bọt Foam

Hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam được ứng dụng rộng rãi tại các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao như bể xăng dầu, kho chứa hóa chất,…

Foam được sử dụng để chữa cháy cho các lớp đám cháy A, B.

Hệ thống chữa cháy bọt Foam là hệ thống chữa cháy rất hiệu quả đối với các chất dễ cháy nổ như xăng, dầu, sơn và khu vực có nguy cơ cháy nổ cao,… Foam chữa cháy hiệu quả trong nhà và ngoài trời.

Hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam giúp giảm thiểu lượng nước cần dùng để dập lửa. Điều này có nghĩa là làm giảm thiểu sự hư hỏng của thiết bị, đồ dùng, giảm ô nhiễm môi trường do nước phun ra, đặc biệt là tại những nơi có chứa chất độc hại.

Với loại bọt Foam có độ nở cao thì hầu như không có hư hại gì cho hàng hóa, thiết bị. Chỉ sau một thời gian ngắn, không gian được chữa cháy bằng bọt Foam sẽ trở lại bình thường.

4. Ở khu vực nào nên thiết kế, thi công hệ thống chữa cháy bọt Foam

Bể chứa xăng dầu, kho chứa hóa chất độc hại dễ gây cháy nổ

Hệ thống bọt Foam có thể thi công lắp đặt ở khu vực trong nhà và ngoài trời

5. Nguyên lý hoạt động của hệ thống chữa cháy Foam

Khi đầu dò phát hiện đám cháy và truyền tín hiệu về tủ trung tâm điều khiển của hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam, tủ trung tâm sẽ nhanh chóng truyền tín hiệu đến các thiết bị đầu ra (còi, chuông, đèn báo cháy). Khi nhiệt độ tại khu vực cháy lên tới khoảng 60°C đến 80°C, đầu Sprinkler vỡ, nước phun ra, áp lực hệ thống giảm, bơm tự động kích hoạt cung cấp nước cho bồn chứa hợp chất.

Khi nước đi qua đường ống dẫn, van điện từ sẽ mở ra, một phần nước sẽ đi vào bồn Foam tạo áp lực với tủ chứa Foam bên trong bồn và áp lực này sẽ đẩy bọt Foam thoát ra ngoài theo hướng có vòi phun để bao phủ lên khu vực đang có sự cố cháy.

6. Cơ chế dập tắt lửa của bọt Foam

Hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam hoạt động theo nguyên tắc cách ly là chủ yếu. Khi có lửa cháy thì hệ thống sẽ được kích hoạt và phun ra một loại bọt bao phủ lên trên bề mặt xăng dầu, nhanh chóng tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ vào đó có thể ngọn lửa bị dập tắt. Ngoài ra lượng nước có chứa trong bọt còn đóng vai trò làm lạnh nhiên liệu và trùm phủ không cho chất lỏng bốc hơi  hòa trộn vào không khí tạo thành hỗn hợp cháy nổ.

7. Xuất xứ hệ thống bọt Foam HD Fire

Nếu bạn đang quan tâm đến hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam thì hệ thống Foam của HD Fire cũng là một gợi ý cho bạn

Hệ thống bọt Foam HD fire là thương hiệu của Ấn độ (HD Fire/ India)

Tìm hiểu về bọt Foam HD fire (link)

Trong hơn 3 thập kỷ, HD Fire Protect đã tham gia thiết kế, phát triển và sản xuất nhiều loại thiết bị và hệ thống chữa cháy tốt nhất thế giới, đáp ứng các tiêu chuẩn công nghiệp luôn thay đổi và khắt khe.

Với mục tiêu cung cấp các giải pháp chữa cháy đáp ứng mọi yêu cầu và độ phức tạp, HD Fire Protect sản xuất nhiều loại sản phẩm, bao gồm các giải pháp tiêu chuẩn cũng như tùy chỉnh. Phạm vi sản phẩm chủ yếu bao gồm vòi phun chữa cháy, van và phụ kiện được sử dụng trong hệ thống phun nước chữa cháy, vòi phun nước, hệ thống tỷ lệ bọt và thiết bị xả, bộ tạo bọt di động,… Ngày nay, sản phẩm của HD Fire đã được thử nghiệm thành công và chấp nhận trên 75 quốc gia trên toàn thế giới.

8. Công ty chuyên thi công lắp đặt hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam

Công ty Đất Biển Việt Nam là công ty chuyên thi công hệ thống PCCC bao gồm cả thi công lắp đặt hệ thống chữa cháy bọt Foam.

Ngoài thi công hệ thống Foam PCCC Hà Nội còn thi công các hệ thống PCCC như:

9. Quy trình thi công hệ thống chữa cháy bọt Foam

  • Bước 1: Khảo sát mặt bằng chung, đo lường sau đó thiết kế thành một bản vẽ hoàn chỉnh, bóc tách lên khối lượng thiết bị vật tư chính xác và cụ thể, ngay sau khi được thẩm duyệt tiến hành thi công.
  • Bước 2: Dựa vào bản vẽ chuẩn bị đo đạc lấy dấu và cắt để phù hợp cho việc lắp đặt hệ thống chữa cháy.
  • Bước 3: Lắp đặt bồn chứa hợp chất, đường ống đi ngầm dưới đất và các ống đi phía trên theo đúng với yêu cầu của bản vẽ về vị trí và phải cố định, gắn chặt theo từng kết cấu của tầng nhà.
  • Bước 4: Thực hiện kết nối ống, lắp đặt ống dẫn, lăng phun Foam và các phụ kiện đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
  • Bước 5: Thực hiện công tác vệ sinh, lau chùi ống, van và phụ kiện tại vị trí lắp đặt.
  • Bước 6: Thử áp lực, rò rỉ đường ống.
  • Bước 7: Đấu nối hoàn thiện hệ thống.

10. Tiêu chuẩn thiết kế thi công hệ thống bọt Foam

  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7278-1: 2003: Chất chữa cháy- Chất tạo bọt chữa cháy- Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy không hòa tan được với nước.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7278-2: 2003: Chất chữa cháy- Chất tạo bọt chữa cháy- Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở trung bình và cao dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy không hòa tan được với nước.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7278-3: 2003: Chất chữa cháy- Chất tạo bọt chữa cháy- Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy hòa tan được với nước.
  • NFPA 11: Tiêu chuẩn về bọt Foam độ nở thấp- trung bình- cao.

11. Lưu ý khi thi công lắp đặt hệ thống bọt Foam

Thi công lắp đặt hệ thống chữa cháy bọt Foam phải đúng theo quy trình của bản thiết kế, trong quá trình lắp đặt cũng luôn phải tuân thủ an toàn lao động theo quy định hiện hành.

12. Yêu cầu đối với chất chữa cháy độ nở thấp – trung bình – cao theo TCVN

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7278: 2003: Chất chữa cháy – Chất tạo bọt chữa cháy, mỗi loại chất chữa cháy (độ nở thấp- trung bình- cao) sẽ phải đáp ứng những tiêu chuẩn khác nhau, nhưng nhìn chung hầu hết các loại chất chữa cháy bọt phải đảm bảo những vấn đề sau:

13. Sử dụng với nước biển

Nếu chất tạo bọt chữa cháy được ghi nhãn là thích hợp để sử dụng với nước biển thì nồng độ khuyến nghị sử dụng với nước ngọt và nước biển phải như nhau.

14. Độ ổn định của chất tạo bọt chữa cháy khi đông đặc và hóa lỏng

Trước và sau khi ổn nhiệt, chất tạo bọt chữa cháy, nếu được người cung cấp xác nhận là không bị tác động có hại bởi đông đặc và hóa lỏng, phải không nhìn thấy được dấu hiệu của việc phân tầng và không đồng nhất.

15. Cặn trong chất tạo bọt chữa cháy

  • Căn trước khi hóa già

Bất kỳ cặn nào trong chất tạo bọt được chuẩn bị theo tiêu chuẩn phải có khả năng lọt qua rây 180 micromet và tỷ lệ phần trăm thể tích của cặn không được vượt quá 0,25%.

  • Cặn sau khi hóa già

Bất kỳ cặn nào trong chất tạo bọt được hóa già phải có khả năng lọt qua rây 180 micromet và tỷ lệ phần trăm thể tích của cặn không được vượt quá 1,0%.

16. Độ lỏng tương đối của chất tạo bọt chữa cháy

Trước và sau khi ổn nhiệt, tốc độ dòng của chất tạo bọt chữa cháy không được nhỏ hơn tốc độ dòng đạt được với chất lỏng chuẩn có độ nhớt động học 200 mm2/s.

17. Giới hạn độ pH của chất tạo bọt chữa cháy

Độ pH của chất tạo bọt chữa cháy trước và sau ổn nhiệt, không được nhỏ hơn 6,0 và không được lớn hơn 9,5 ở (20±2) 0C.

18. Độ nhạy với nhiệt độ của chất tạo bọt chữa cháy

Nếu độ pH trước và sau khi ổn nhiệt chênh nhau nhiều hơn 0,5, chất tạo bọt chữa cháy này phải được chỉ định là chất tạo bọt nhạy cảm với nhiệt độ.

19. Sức căng bề mặt của dung dịch tạo bọt

  • Trước khi ổn nhiệt

Sức căng bề mặt của dung dịch tạo bọt được chuẩn bị từ chất tạo bọt, trước khi ổn nhiệt, ở nồng độ khuyến nghị của người cung cấp phải trong khoảng ± 10% của giá trị đặc trưng.

  • Độ nhạy nhiệt độ

Sức căng bề mặt của dung dịch tạo bọt được chuẩn bị từ chất tạo bọt sau khi ổn nhiệt, ở nồng độ khuyến nghị của người cung cấp.

Nếu giá trị nhận được sau khi ổn nhiệt nhỏ hơn 0,95 lần hoặc lớn hơn 1,05 lần giá trị nhận được trước khi ổn nhiệt thì chất tạo bọt chữa cháy này phải được chỉ định là chất tạo bọt nhạy cảm với nhiệt độ.

(*) Lưu ý: Tất cả những yêu cầu trên đều tuân thủ theo phép thử được tiến hành theo quy định của TCVN 7278-1: 2003 (chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp), TCVN 7278-2: 2003 (chất tạo bọt chữa cháy độ nở trung bình và cao).

 

Leave Comments

0968 252 229
0968 252 229