Hiện nay do nguồn nước bị ô nhiễm khá trầm trọng nên việc đáp ứng nhu cầu nước sạch của lượng nhân viên lớn trong một Công ty nào đó là rất tốn kém khi phải sử dụng nước đóng bình hàng ngày. Việc sử dụng nước đóng bình không chỉ gây tốn kém tiền bạc mà khi để lâu ngày sẽ bị đóng cặn, rong rêu, ảnh hưởng đến chất lượng nước do vi khuẩn tác động từ bên ngoài, làm giảm sút khả năng làm việc của nhân viên.
Đối tượng nào cần sử dụng hệ thống lọc nước RO tinh khiết?
- Công ty có quy mô lớn, có lượng lớn nhân viên làm việc: đáp ứng nhu cầu sử dụng nước uống thay vì phải sử dụng nước đóng bình hàng ngày gây tốn kém
- Sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm: cần nước có độ tinh khiết cao, cần sử dụng một lượng nước lớn để hỗ trợ việc sản xuất
- Sử dụng cho Trường học, Bệnh viện, Chùa chiền,… cần lượng nước lớn để đáp ứng nhu cầu con người, tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng
-
Dây chuyền lọc nước RO tinh khiết gồm thành phần thiết bị gì?
- Hệ thống xử lý thô: cột lọc, vật liệu lọc,…
- Hệ thống xử lý nước cứng
- Hệ thống bơm cấp
- Hệ thống màng lọc RO (Reverse Osmosis: thẩm thấu ngược)
- Hệ thống khử khuẩn gồm: đèn UV (tia cực tím), máy tạo ozone
- Hệ thống ống dẫn, van điều cấp
- Hệ thống hiển thị
-
Quy trình vận hành của dây chuyền lọc nước RO tinh khiết .
Nước nguồn (nước máy, nước giếng, nước sông,…) được hệ thống bơm đẩy nước vào bồn chứa nước rồi đưa vào hệ thống xử lý thô gồm 3 cột lọc composite (tùy vào từng công suất và tính chất nước khác nhau mà sẽ tương ứng với kích thước và số lượng cột khác nhau) gồm:
Cột lọc 1: là thiết bị xử lý kim loại, chứa các vật liệu lọc xử lý đa năng có tác dụng khử phèn, khử sắt, kim loại nặng, tạp chất hữu cơ, loại bỏ các cặn bẩn, chất rắn lơ lửng, nhờ tính năng đặc biệt của hạt vật liệu Corosex sẽ tạo vị ngọt cho nước.
Cột lọc 2: là thiết bị xử lý cacbon, có vật liệu lọc là than hoạt tính có khả năng khử mùi hôi , mùi trứng thối, mùi tanh hôi của H2S và các chất oxy hóa, các chất hữu cơ có trong nước để bảo vệ vật liệu cho các thiết bị tiếp nối phía sau
Cột lọc 3: là thiết bị xử lý độ cứng, làm mềm nước bằng phương pháp trao đổi ion, các thành phần làm cứng nước như Ca, Mg,… được giữ lại cùng với một số cation khác. Sau khi xử lý qua một chu kỳ vật liệu lọc sẽ bão hòa và trở về trạng thái ban đầu bằng việc hoàn nguyên bởi van tự động, nước sau khi lọc qua hệ thống < 17 mg/ lít là cơ sở để hoạt động màng lọc thẩm thấu ngược RO
Thiết bị lọc tinh: nước sau khi lọc qua hệ thống lọc thô sẽ đưa vào hệ thống lọc cặn tinh, sau đó đưa vào bồn trung gian. Tại đây có bơm trung gian sẽ làm nhiệm vụ đẩy nước đưa vào bộ lọc cặn tinh với kích thước 1 micron cho phép loại bỏ hoàn toàn các thành phần lơ lửng, cặn có kích thước lớn hơn 1 micron, làm giảm độ đục, giúp lọc sạch để bảo vệ cho màng lọc RO
Màng lọc thẩm thấu ngược RO – đây được xem là “Trái Tim” của cả hệ thống dây chuyền lọc nước RO tinh khiết 1000 lít/ giờ – là thiết bị đóng vai trò quan trọng nhất quyết định đến chất lượng nước thành phẩm. Nước từ bồn trung gian được đẩy vào hệ thống lọc RO nhờ bơm áp cao RO và được xử lý thông qua các màng RO (tùy vào từng công suất hệ thống mà sẽ tương ứng với số và công suất của màng khác nhau). Có khả năng loại bỏ các ion kim loại có trong nước đồng thời xử lý đến 90% các vi khuẩn có trong nước. Làm cho nước có độ tinh khiết cao. Chất lượng nước phụ thuộc chủ yếu vào áp suất thẩm thấu và chất lượng nước sau khi lọc qua các thiết bị xử lý trước màng RO.
Lưu ý để giúp màng lọc RO cũng như dây chuyền lọc nước RO tinh khiết hoạt động bền bỉ.
- Độ cứng trong nước càng nhỏ (dưới 17mg/ lít) càng tốt
- Không tồn tại các chất oxy hóa
- Có độ đục ít và hạn chế được các vi khuẩn có trên màng vì chính các vi khuẩn cũng là yếu tố có khả năng gây hỏng màng RO cao. Nước sau khi lọc qua màng RO sẽ được đưa vào bồn chứa thành phẩm hoặc bể chứa để sử dụng. Nước thành phẩm là nước có thể uống trực tiếp và đạt chuẩn về nước uống trực tiếp theo QCVN 06-1:2010 của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
- Trân trọng!